Khám phá sân Stamford Bridge – Sân nhà của CLB Chelsea

Nếu bạn là người đam mê bóng đá chắc chắn sẽ biết tới tiếng tăm lẫy lừng của sân vận động Stamford Bridge – một trong những sân vận động nổi tiếng nhất thế giới và là dân nhà của câu lạc bộ Chelsea. Stamford Bridge là nơi diễn ra nhiều giải đấu danh giá mọi thời đại.

1. Lịch sử hình thành sân Stamford Bridge

Stamford Bridge được khởi công xây dựng vào năm 1976 và bắt đầu mở cửa đón lượt khách đầu tiên ngay sau đó 1 năm. Sức chứa của sân Stamford Bridge lên tới hơn 5000 cổ động viên vào thời điểm đó.

Sân vận động này còn được gọi là Stamford Bridge Stadium, một trong những sân nổi tiếng nhất châu Âu vì sự hào nhoáng, phong cách thiết kế hiện đại, độc đáo và vô cùng ấn tượng. 

Toàn cảnh sân vận động Stamford Bridge
Toàn cảnh sân vận động Stamford Bridge

Sân được đặt tại thành phố London, Anh và hiện là sân nhà của câu lạc bộ Chelsea.

Cơ duyên gắn kết Chelsea và Stamford Bridge khá bất ngờ. Đầu tiên đôi nóng này không thi đấu và tập luyện trên một sân vận động cố định nào. Thay vào đó họ chơi chủ yếu trên các bãi đất trống với số lượng ghế giới hạn là 14.000 chỗ. 

Sau đó, Ken Bates mua lại Chelsea. Sân Stamford Bridge được nâng cấp, từ những nét thô sơn, sân vận động này hiện đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn của sân vận động đẳng cấp thế giới.

Theo đó, tổ hợp Chelsea Village gồm chuỗi nhà hàng, trung tâm giải trí và khu khách sạn sang trọng.

2. Cấu trúc và thiết kế của Stamford Bridge

Cấu trúc của Stamford Bridge như một chiếc lồng khổng lồ với các khung sắt thép được thiết kế kiên cố. Sân chia thành 4 phần và mỗi phần sẽ mang một phong cách khác nhau bao gồm:

  • Khán đài Matthew Harding: Sức chứa lên tới 10.933 với tên gọi nhằm tưởng nhớ tới những đóng góp to lớn của Matthew Harding cho đội bóng
  • Khán đài Shed End: Sức chứa 6.831 gồm 2 tầng. Tầng dưới từng là nơi dành cho cổ động viên nhà nhưng từ mùa giải 2005/2006, góc phía đông của khán đài đã được dành cho các cổ động viên khách. Theo đó, The Shes còn có thêm một Viện Bảo tàng Trăm năm cùng với một bức tường kỷ niệm. Nó là nơi để tưởng nhớ tới những cổ động viên trung thành nhất của Chelsea – những người trao trọn tình yêu của mình cho CLB cho tới khi qua đời
Một khu vực khán đài của Stamford Bridge
Một khu vực khán đài của Stamford Bridge
  • Khán đài Đông: Sức chứa 11.253 và là khán đài lâu đời nhất của sân Stamford Bridge. Ngay dưới khán đài là nơi đặt máy quay chính, thêm vào đó còn có phòng thay đồ của các cầu thủ, phòng nghe nhìn, phòng hội ý, phòng bình luận,… 
  • Khán đài Tây: Có khoảng 11.253, là nơi đặt hàng ghế VIP.Abramovich thường xuyên dự các trận đấu diễn ra tại sân Stamford Bridge

3. Các kỷ lục của sân vận động Stamford Bridge

Vào ngày 12 tháng 10 năm 1935 trong giải đấu Arsenal và Chelsea, sức chứa của sân đạt kỷ lục 82.905.

Thực tế, sức chứa trung bình tại giải Ngoại hạng Anh qua các mùa gồm:

  • Mùa bóng 2002 – 2003: 39.784
  • Mùa bóng 2003 – 2004: 41.234
  • Mùa bóng 2004 – 2005: 41.870
  • Mùa bóng 2005 – 2006: 41, 902
  • Mùa bóng 2006 – 2007: 41.909

Khám phá sân Stamford Bridge của Chelsea FC

4. Hướng dẫn di chuyển tới SVĐ Stamford Bridge

Có khá nhiều phương tiện mà bạn có thể lựa chọn để tới được Stamford Bridge, bao gồm:

4.1. Tàu điện ngầm

Trạm tàu điện ngầm có vị trí gần nhất là Fulham Broadway trên tuyến District Line. Bạn bắt tàu tới Earls Court sau đó đổi sang tàu đi hướng Wimbledon. Ở đây có hai trạm tàu trên cao gần Stamford Bridge là Imperial Wharf và West Brompton, chúng cách sân vận động 15 phút đi bộ. Theo đó, cả hai đều nằm trên tuyến trực tiếp tới trạm Clapham Junction ở giữa.

Di chuyển bằng tàu điện ngầm tới sân Stamford Bridge
Di chuyển bằng tàu điện ngầm tới sân Stamford Bridge

4.2. Tàu thủy

Lịch tàu thủy chạy từ thứ hai đến thứ sáu. Bến tàu gần Stamford Bridge nhất là Chelsea Harbour. Theo đó, tàu ghé bến này sẽ tới giữa bến Blackfriars Pier và Putney Pier. Chuyến tàu chạy hướng đông tới bến Chelsea Harbour muộn nhất khoảng 6 giờ 20 phút tối. Tàu chạy hướng tây muộn nhất tới bên khoảng 7 giờ 35 phút tối.

4.3. Xe bus

Ngoài sân vận động Stamford Bridge có hai bến xe buýt. Mọi người có thể tới sân trên các tuyến buýt 14, 211 hoặc 414.

4.4. Xe đạp

Gần Stamford Bridge có một khu giữ xe cho người di chuyển bằng xe đạp. Nơi đây có thể kín chỗ vào các ngày diễn ra trận đấu, chính vì vậy bạn nên đi sớm để chắc chắn còn chỗ nhé. Vào ngày này, bạn cũng sẽ gặp cảnh sát yêu cầu xuống xe dẫn bộ ở đoạn cuối của Fulham Road khi đám đông cổ động viên di chuyển tới sân xem trận thi đấu.

4.5. Đi bộ

Stamford Bridge nằm trên Fulham Road và bạn hoàn toàn có thể đi bộ từ mọi hướng. Tuy nhiên, hãy có cho mình một tấm bản đồ nếu như chưa quen khu vực này để khỏi lạc nhé.

4.6. Xe ô tô

Đây là phương tiện bị hạn chế ở Stamford Bridge vì ở đây thường hạn chế đỗ xe cho cá nhân ở các khu vực quanh sân vận động, nhất là vào ngày diễn ra thi đấu.

Di chuyển bằng ô tô tới SVĐ Stamford Bridge
Di chuyển bằng ô tô tới SVĐ Stamford Bridge

4.7. Xe khách

Thực tế, không có bãi đậu xe khách trong các ngày diễn ra trận đấu ở Stamford Bridge và ngày không diễn ra trận đấu cần phải đặt trước.

Trên đây là một số những thông tin về sân vận động Stamford Bridge – một trong những nơi diễn ra các trận cầu đỉnh cao của những con người đam mê bóng đá và luôn cháy hết mình với bộ môn thể thao vua này. Mong rằng bạn sẽ có cơ hội đặt chân tới Stamford Bridge để thỏa mãn mong ước của bản thân!